Quảng cáo Google GDN, Dịch vụ Quảng cáo hiển thị Google chuyên nghiệp

Quảng cáo Google GDN, Dịch vụ Quảng cáo hiển thị Google chuyên nghiệp

Quảng cáo Google GDN, Dịch vụ Quảng cáo hiển thị Google chuyên nghiệp

Bạn có biết Quảng cáo Google Display Network hay quảng cáo Google GDN đang ngày càng là một kênh marketing quan trọng với nhiều doanh nghiệp.

Bạn hãy tưởng thưởng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình hiển thị banner trên trang báo lớn như Vnexpress, 24h, Báo mới, Youtube, hay trên ứng dụng điện thoại… và có thể tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được qua quảng cáo hiển thị, quảng cáo GDN của Google.

Thật tuyệt phải không bạn, không cần phải booking quảng cáo trên trang báo lớn, các ứng dụng điện thoại mà sản phẩm, thương hiệu vẫn có thể tiếp cận và hiển thị với hàng triệu người dùng trên Internet.

Tuy nhiên, quảng cáo GDN hiệu quả như vậy thì doanh nghiệp mình sẽ triển khai thế nào. Làm sao để có thể chạy quảng cáo Google GDN hiệu quả nhất? Làm thế nào để chạy được quảng cáo trên báo lớn qua mạng quảng cáo hiển thị của Google?

Đó cũng là nỗi băn khoăn và chúng tôi ViteeX hay nhận được từ những doanh nghiệp. Bạn đừng vội lo lắng nhé. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra chiến dịch quảng cáo Google GDN hiệu quả, mang lại doanh số cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Vậy quảng cáo GDN sẽ được tạo và chạy như thế nào. Bạn đã sẵn sàng rồi phải không? Chúng ta cùng tìm hiểu về quảng cáo hiển thị của Google và cùng tạo ra chiến dịch GDN đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé.

Quảng cáo Google Display Network, Quảng cáo Google GDN là gì?

Mạng Quảng cáo Google Display Network (quảng caaos GDN) là quảng cáo Google bằng hình ảnh trên Mạng hiển thị của Google – Google với mạng lưới với hơn 2 triệu trang web, video, ứng dụng và gmail, với khả năng tiếp cận được trên 90% số người dùng Internet.

Quảng cáo Google Display Network, Quảng cáo Google GDN là gì?

Quảng cáo GDN là hệ thống các quảng cáo hiển thị banner trên trang web thuộc chương trình đối tác của Google Adsense, Khi bạn chạy quảng cáo Google GDN, cho phép nhà quảng cáo đặt các nội dung tĩnh/ động trên các trang mạng liên kết với google. Hệ thống này được chia thành những chủ đề cụ thể như: kinh tế, tin tức, thể thao, ô tô, dịch vụ, giải trí, chia sẻ video,…Thông qua hình ảnh, văn bản, flash,… quảng cáo của bạn có thể xuất hiện đồng thời trên hệ thống các trang web này.

Ưu điểm và nhược điểm quảng cáo hiển thị Google

Ưu điểm:

Quảng cáo Google GDN giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng

Phạm vi tiếp cận rộng

Chi phí cpc tiếp cận khách tiềm năng thấp

Mẫu quảng cáo đa dạng, đẹp mắt. Đa dạng mẫu quảng cáo: ảnh tĩnh, ảnh GIF, text, video…

Khả năng tiếp cận lớn => Độ phủ thương hiệu cao, tiếp cận trên 90% người dùng Internet

Gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu

Do người dùng chủ động chọn đối tượng, cho nên có thể tùy biến theo chiến lược kinh doanh mà đi theo con đường ngách hoặc đánh thẳng mặt đối thủ

Dễ dàng trong việc thay đổi mẫu quảng cáo, thông điệp quảng cáo theo từng chiến dịch

Mở rộng tệp khách hàng nhanh nếu biết cách chạy trên những bài viết, website cùng lĩnh vực hoặc cận lĩnh vực.

Remarketing (tiếp thị lại) đối với những người đã vào website của mình để xem sản phẩm để tăng touch point (điểm tiếp xúc với khách hàng). Từ đó gia tăng khả năng mua hàng.

Nhược điểm:

Quảng cáo mạng hiển thị (GDN) có thể không liên quan đến trang web

Cần ngân sách lớn để thu được hiệu quả cao

Nhược điểm lớn nhất của GDN chính là vị trí quảng cáo được xếp ngẫu nhiên, không kiểm soát được vị trí xuất hiện.

Đến đây, phần nào bạn đã hiểu cơ bản về quảng cáo Google GDN rồi phải không. Bạn đừng vội bỏ qua những nội dung tiếp theo nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những bước cần làm thế nào để thiết lập chiến dịch quảng cáo Google GDN hiệu quả nhất cho bạn.

Quảng cáo GDN hiển thị thế nào? Cách thức hiển thị quảng cáo Google GDN

Các định dạng quảng cáo trong GDN

Đây là lẽ là những định dạng quảng cáo nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Quảng cáo Google GDN hỗ trợ nhiều loại định dạng quảng cáo hấp dẫn, giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm dịch vụ nhanh nhất.

Quảng cáo GDN có 3 kiểu định dạng chính là Text, Video và Ảnh.

+ Định dạng quảng cáo GDN dạng Text (Quảng cáo GDN dạng văn bản): Dành cho những người không có hình ảnh nhưng vẫn muốn tạo quảng cáo GDN. Với định dạng quảng cáo này ViteeX khuyên bạn cần cân nhắc để tạo được điểm chạm với thương hiệu sản phẩm tốt nhất

Hiển thị quảng cáo dạng văn bản: Quảng cáo xuất hiện đơn giản, bao gồm 1 dòng  tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung

Định dạng quảng cáo GDN dạng Text

+ Định dạng quảng cáo hình ảnh: Quảng cáo Google GDN dạng hình ảnh là quảng cáo phổ biến nhất. Có thể chia làm nhiều kiểu thể thoại khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh GIF hay Banner đủ bộ, Quảng cáo đáp ứng nhanh…

Hiển thị dạng quảng cáo Google hình ảnh gồm Quảng cáo Google banner đầy màu sắc giúp thu hút khách tương tác với quảng cáo được tốt hơn.

Định dạng quảng cáo hình ảnh

+ Định dạng quảng cáo GDN Video: Hình thức quảng cáo này sẽ xuất hiện banner trong các video được phát trên Youtube. Đan xem quảng cáo video GDN sẽ có thể là quảng cáo của Youtube Ads. Chúng tôi tư vấn cho bạn rằng, nếu bạn muốn chạy quảng cáo dạng này, bạn nên chạy chính là quảng cáo Youtube Ads để được được hiệu quả cao hơn.

Hiển thị quảng cáo dạng video: quảng cáo hiển thị google (GDN) dạng video cũng chính là quảng cáo Video Outstream của Google

Định dạng quảng cáo GDN Video

Các định dạng kích thước quảng cáo Google GDN

Quảng cáo đáp ứng trong GDN: Đây là dạng quảng cáo cáo tự động điều chỉnh phù hợp theo không gian quảng cáo có sẵn và vị trí hiển thị theo ngữ cảnh nội dung của quảng cáo. Kích thước quảng cáo cần thiết kế 1 ảnh tỉ lệ 1:1,9 bằng 1 ảnh tỷ lệ 1:1 kích thước tối đa 1200×1200 và 1200×628 và 2 ảnh biểu trưng tỉ lệ lần lượt là 1:4 và 1:1 tiết kiệm được chi phí và thời gian thiết kế.

Quảng cáo Google hình ảnh: bao gồm 15 size chuẩn 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.

Tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn về các thuật ngữ chính hay sử dụng trong quảng cáo Google GDN. Tai sao chúng ta lại cần tìm hiểu các thuật ngữ trong quảng cáo GDN vậy. Xin trả lời với bạn rằng, khi chúng ta chạy các chiến dịch quảng cáo Google GDN, việc tối ưu, xác định các mục tiêu chạy, phân tích các chỉ số trong chiến dịch quảng cáo là rất cần thiết. Do vậy, hiểu và biết các thuật ngữ quảng cáo GDN sẽ giúp bạn nhìn ra đâu là những kết quả tốt, đâu là những điểm mình sẽ cần tối ưu thêm

Các thuật ngữ trong quảng cáo Google GDN

CPC tối đa: Là số tiền tối đa mà bạn bid thầu cho click đó. Nếu có đối thủ bid cao hơn, số lượt hiển thị của họ sẽ nhiều hơn bạn. Banner GDN của bạn sẽ không nhận những click có giá cao hơn CPC tối đa. Con số này sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách và chất lượng quảng cáo.

Hiển thị: Là số lần hiển thị Banner GDN của bạn. Số liệu này sẽ cho bạn biết quảng cáo đang hoạt động như thế nào.

Số nhấp chuột: Là số lần khách hàng click vào banner quảng cáo của bạn

CTR: Là tần suất click vào quảng cáo của bạn. CTR được tính bằng Số lần hiển thị/Số lần nhấp chuột. Ví dụ như 10 người nhìn thấy quảng cáo nhưng chỉ có 1 người click vào. Lúc đó CTR = 0,1 hay còn hiểu là 10%.

Nếu CTR của bạn quá thấp hoặc cận kề với mốc = 0, có thể bạn đã nhắm sai đối tượng, hoặc mẫu GDN Banner của bạn chưa thu hút. Ngược lại, nếu CTR của bạn > 0,9 thì chắc chắn bạn đang dính click tặc.

Chuyển đổi: Là số lượt hành động có ích tiếp theo của khách hàng sau khi click vào banner GDN (gọi hotline, điền form, chat với support…). Đo lường tốt chuyển đổi giúp bạn tối ưu Landingpage, tránh quảng cáo chạy tốt nhưng lại không convert được ra khách hàng.

Vậy là bạn và ViteeX đã cùng nhau tìm hiểu những thành phần cơ bản của một chiến dịch quảng cáo Google GDN. Ở những phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào việc tạo và vận hành chiến dịch quảng cáo Google GDN làm sao cho hiệu quả.

Bạn sẽ tạo quảng cáo Google GDN như thế nào, quảng cáo mạng hiển thị Google có những loại chiến dịch nào và mình cần nhắm mục tiêu quảng cáo vào đâu.

Nào, chúng ta cùng bắt đầu lên chiến dịch quảng cáo GDN và trải nghiệm những kết quả tốt cho chiến dịch của mình nhé.

Các loại chiến dịch trong quảng cáo Google GDN

Trong quảng cáo Google Display Network, quảng cáo Google GDN được chia làm 3 loại chiến dịch. Trước khi bắt đầu thiết lập và tạo các chiến dịch, bạn cần phân biệt ý nghĩa và cách thức của từng loại chiến dịch này. Lựa chọn được loại chiến dịch Google GDN phù hợp với nhóm sản phẩm dịch vụ để có được kết quả tốt trong tương lại.

Chiến dịch hiển thị chuẩn

Đây là loại chiến dịch thủ công, Với chiến dịch GDN này, quá trình tạo chiến dịch, bạn sẽ được cài đặt và nhắm mục tiêu của mình để có thể phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng, vị trí, thời gian mà bạn mong muốn.

Chiến dịch hiển thị thông minh

Cung cấp một giải pháp thông minh, đơn giản, giúp bạn quản lý các biến số phức tạp của quảng cáo hiển thị hình ảnh. Đồng thời, chiến dịch này cũng giúp bạn dễ dàng mở rộng cơ sở khách hàng và nhận được nhiều lượt chuyển đổi mới hơn.

Hãy sử dụng Chiến dịch hiển thị thông minh để hiển thị quảng cáo ở hầu hết mọi định dạng trên Mạng hiển thị của Google, tiếp cận mọi người ở tất cả các giai đoạn trong chu kỳ mua — từ những người có cùng sở thích cho tới những khách sắp mua hàng.

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail

Là quảng cáo tương tác hiển thị trong các tab Quảng cáo và Xã hội trong hộp thư đến của bạn. Một số trong những quảng cáo này có thể mở rộng. Khi bạn nhấp vào một trong những quảng cáo này, quảng cáo có thể mở rộng giống như một email.

Quảng cáo hiển thị google được mở rộng có thể bao gồm hình ảnh, video hoặc các biểu mẫu nhúng. Quảng cáo Gmail giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng ở định dạng cá nhân hơn

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail

Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu marketing của bạn để lựa chọn chiến dịch cho phù hợp. Với quảng cáo GDN bạn có thể lựa chọn kết hợp cả 3 nhóm chiến dịch để tăng hiệu quả hơn.

Bạn hãy cùng tưởng tượng, bạn đang bán về quần áo, thời trang nam. Bạn có mục tiêu gia tăng đơn hàng, chuyển đổi. Bạn có thể tạo chiến dịch hiển thị thông minh để liên tục tiếp cận đến khách hàng mới, tạo thêm những doanh số với. Kết hợp vào đó, bạn sẽ tạo chiến dịch dạng chuẩn và Gmail. Với cài đặt chiến dịch dạng chuẩn và Gmail, bạn tạo chiến dịch quảng cáo Google GDN tiếp thị lại Remarketing đến những đối tượng đã biết đến sản phẩm quần áo thời trang nam của bạn.

Kết hợp nhiều nhóm chiến dịch với nhau trên đối tượng khác nhau sẽ giúp các chiến dịch quảng cáo Google GDN được vận hành trơn tru và mang lại hiệu quả kinh doanh cho bạn.

Sau khi đã lựa chọn được loại chiến dịch trong quảng cáo Google GDN, bước tiếp theo bạn sẽ cần nhắm mục tiêu quảng cáo của mình sẽ hiển thị ở đâu, tiếp cận những đối tượng khách hàng như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau làm tiếp ở bước tiếp theo bạn nhé.

Cách nhắm mục tiêu trong quảng cáo GDN, quảng cáo Google hiển thị

Theo một nghiên cứu, Quảng cáo mạng hiển thị Google (GDN) có thể tiếp cận hơn 2 triệu trang web và 90 phần trăm người dùng internet, Mạng hiển thị của Google có thể đưa quảng cáo của bạn đến trước các đối tượng được nhắm mục tiêu trên toàn cầu.

Tiếp cận họ khi họ đang xem video tin tức, chơi trò chơi trên điện thoại hoặc ngay cả khi họ kiểm tra email. Quan trọng nhất? Tìm hiểu cách tiếp cận họ với quảng cáo của bạn sớm trong chu kỳ mua hàng khi họ vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc lựa chọn hoặc thậm chí, họ còn chưa biết tới dịch vụ của bạn. Để thực hiện điều này, hãy cài đặt nhắm mục tiêu:

Từ khóa: Nếu bạn đã chọn hiển thị quảng cáo trên các trang web trong Mạng hiển thị, Google Ads sẽ sử dụng từ khóa của bạn để đặt quảng cáo bên cạnh nội dung phù hợp với quảng cáo. Khi bạn lựa chọn nhắm mục tiêu theo từ khóa, Google sẽ hiểu rằng bạn muốn hiển thị quảng cáo trên những trang có từ khóa phù hợp hoặc địa chỉ trang web có nội dung chứa từ khóa tương ứng

Nếu bạn nhắm mục tiêu từ khóa cho chiến dịch, ở phần cài đặt từ khóa bạn sẽ có hai lựa chọn là đối tượng (Audiences) và nội dung (Content).

Cài đặt mục tiêu theo đối tượng:  cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến mọi người dựa trên sở thích, nhu cầu liên quan đến từ khóa

Cài đặt mục tiêu theo nội dung: quảng cáo sẽ được nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh. Điều đó có nghĩa là Google sẽ xem danh sách từ khóa của bạn và tìm những trang web hoặc app liên quan để đặt quảng cáo. Google sẽ xác định website hoặc app liên quan dựa trên nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc link, cấu trúc trang.

Đối tượng: Nhắm mục tiêu theo đối tượng cho phép bạn hướng quảng cáo của mình vào các phân khúc người cụ thể. Hiển thị quảng cáo của bạn cho mọi người dựa trên sở thích, thói quen mua sắm…..

Nhân khẩu học: Hướng quảng cáo của bạn đến những người ở độ tuổi, giới tính, tình trạng con cái

Chủ đề: Chọn từ một danh sách lớn các danh mục được xác định trước bao gồm các chủ đề chính của doanh nghiệp và trang đích của bạn. Sau đó, Ads đặt quảng cáo hiển thị của bạn trên các trang web được xác định là có liên quan đến các chủ đề đó.

Vị trí đặt: Xác định rõ trang web, những ứng dụng điện thoại mà bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị.

Chuẩn bị banner quảng cáo và Landing page giới thiệu sản phẩm dịch vụ

Đến đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quảng cáo Google GDN và các bước để tạo ra chiến dịch GDN như thế nào. Để đi đến các bước hướng dẫn cụ thể hơn và chi tiết hơn. Chúng ta hãy cùng chuẩn bị bộ banner chạy quảng cáo và trang đích landing page.

Bạn hãy thiết kế bộ banner và trang đích giới thiệu sản phẩm dịch vụ đẹp giới thiệu được giá trị sản phẩm để kích thích khách hàng mua sản phẩm bạn nhé

Thiết kế banner GDN

Tất cả sẽ có tộng cộng khoảng 15 size khác nhau: 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.

Hãy chuẩn bị đủ, và thiết kế sao cho tất cả 15 banner GDN đều chung 1 màu sắc, chung 1 thông điệp. Tất nhiên, thông điệp của mẫu quảng cáo truyền tải qua banner phải nhắm đúng tới đối tượng khách hàng. Tuyệt đối không làm mỗi banner 1 kiểu. Như vậy khách hàng sẽ khó ghi nhớ về thương hiệu.

Thiết kế Landing Page

Cơ chế của quảng cáo Google Display Network là hiện thị banner trên website đối tác. Sau đó người dùng thấy thu hút sẽ click vào để tìm hiểu. Đừng vì tiết kiệm tiền mà dẫn khách đi xem lòng vòng quanh trang chủ hay danh mục rồi lại thoát ra. Hãy thiết kế một Landingpage chuẩn để tối ưu hóa chuyển đổi, tăng doanh thu sau quảng cáo GDN.

Tạo một chiến dịch chạy quảng cáo GDN (Google Display Network)

Bước 1: Tạo chiến dịch

Tạo chiến dịch mới bằng cách chọn chiến dịch → Chiến dịch mới

Tạo chiến dịch

Bước 2: Lựa chọn mục tiêu

Chọn mục tiêu là tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu tiếp đến chọn loại chiến dịch hiển thị→ chọn chiến dịch hiển thị chuẩn.

Lựa chọn mục tiêu

Bước 3: Đặt địa điểm quảng cáo

Tại đây, bạn chọn vào Nhập một vị trí khác, sau đó nhập địa điểm mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị đến hoặc loại trừ địa điểm đó

Đặt địa điểm quảng cáo

Bước 4: Đặt giá thầu chạy quảng cáo mạng hiển thị

Khi mới bắt đầu tạo quảng cáo GDN, chúng tôi khuyên bạn hãy chọn CPC thủ công. Chọn vào Hoặc trực tiếp chọn chiến lược giá thầu (không nên sử dụng) →  CPC thủ công.

Đặt giá thầu chạy quảng cáo mạng hiển thị

Bước 5: Cài đặt nhóm quảng cáo với thông điệp hoặc chủ đề cụ thể

Cài đặt đối tượng nhắm đến bằng cách phân tích: sở thích, thói quen, điều họ quan tâm, những gì họ theo dõi.

Cài đặt nhóm quảng cáo với thông điệp hoặc chủ đề cụ thể

Chỉnh sửa đối tượng nhắm mục tiêu bằng cách phân tích: Cách mà khách hàng tương tác với doanh nghiệp bạn.

Chỉnh sửa đối tượng nhắm mục tiêu bằng cách phân tích

Cài đặt Nhân khẩu học: Tiếp cận mọi người dựa trên độ tuổi, giới tính…

Cài đặt Nhân khẩu học

Thiết lập nội dung cho quảng cáo hiển thị bao gồm: Từ khóa, Chủ đề và vị trí đặt

Thiết lập nội dung cho quảng cáo hiển thị bao gồm

Tại bước này bạn cần điền tất cả các ý tưởng về từ khóa

Từ khóa

Chọn chủ đề để nhắm mục tiêu nhiều trang web, ứng dụng và video

Chọn chủ đề

Với mục vị trí đặt: bạn cần thiết lập quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở đâu? Quảng cáo GDN trên youtube hoặc Mạng hiển thị.

Bước 6: Đặt giá thầu nhóm quảng cáo

Tại bước này, bạn cần cân nhắc xem mình sẽ bỏ ra bao nhiêu chi phí cho quảng cáo. Đối với chiến dịch quảng cáo mạng hiển thị sẽ giúp bạn nhận được giá trị tối đa từ các chiến dịch bằng cách cách đặt mức giá phù hợp cho quảng cáo, có nhiều loại giá thầu bạn có thể sử dụng như:

  • CPC (chi phí mỗi nhấp chuột) nâng cao
  • CPA (giá mỗi chuyển đổi) mục tiêu
  • ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) mục tiêu
  • CPM (giá mỗi nghìn lần hiển thị)
  • Chi phí mỗi lần tương tác
  • CPC thủ công

Bước 7: Tạo quảng cáo GDN hiệu quả

Đây là bước cuối cùng trong tạo quảng cáo GDN. Bạn chọn vào tạo quảng cáo →Tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh. Tại đây, bạn sẽ tải lên những mẫu hình ảnh thiết kế từ trước để đáp ứng hiển thị. Sau đó bạn cần theo dõi hiệu quả của chiến dịch và tối ưu quảng cáo

Tạo quảng cáo GDN hiệu quả

Vậy là bạn và ViteeX đã cùng nhau tạo xong chiến dịch quảng cáo Google GDN rồi. Nhưng bạn ơi, bạn đừng vội rời đi. Quảng cáo Google GDN được tạo, nhưng bạn đừng quên việc tối ưu và sử dụng thêm những mẹo tối ưu quảng cáo để quảng cáo được hiển thị đều đặn và có được kết quả tốt bạn nhé.

Mẹo chạy quảng cáo Google Display Network, Quảng cáo Google GDN hiệu quả

+ Chú tâm đến chiến lược giá thầu thông minh

Bạn hãy tưởng tượng, với lợi thế của quảng cáo Google GDN thì sẽ có bao nhiêu sản phẩm, dịch vụ cùng kinh doanh như bạn muốn hiển thị trên trang báo, ứng dụng điện thoại. Mạng Google hiển thị sẽ có những ưu tiên nhất định cho những ai hiểu và biết cách đặt giá thầu thông minh. Do đó, khi đặt giá thầu, bạn đừng đặt giá thầu thấp quá, giá thầu thấp thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị được, do vậy bạn hãy đặt giá thầu ở mức  phù hợp để quảng cáo được hiển thị trên những trang bạn mong muốn hoặc trên đối tượng bạn mong muốn.

Sẽ có nhiều bên họ đặt giá thầu khác nhau, do đó quảng cáo hiển thị rồi, bạn hãy phân tích chuyển đổi để tiếp tục đưa ra chiến lượt giá thầu phù hợp hơn.

Ở đây, chúng ta có thể đưa ra ví dụ. Bạn muốn hiển thị quảng cáo trên 24H, Vnexpress…, một bên khách cũng muốn hiển ở những trang của bạn. Bạn đặt giá thầu là 6.000đ. khi bạn đặt như vậy, quảng cáo hiển thị và có click. Bạn hãy đo lường hiệu quả của quảng cáo Google GDN mang về bao nhiêu chuyển đổi, với mức cpc là 6.000đ nếu nằm trong khoảng cho phép thì bạn có thể thử nghiệm tăng nhẹ CPC lên 20% hoặc giảm cpc xuống 10. Bạn tiếp tục đo lường và cải thiện để dần dần có được tập khách hàng tốt.

Với chiến lược giá thầu thông minh, bạn cần liên tục đo lường, testing để lựa chọn ra mức giá thầu phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

+ Tối ưu thông điệp quảng quảng trên banner GDN

Một banner thu hút và kích thích là banner có nội dung thông điệp rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra tò mò trải nghiệm. Bạn hạn chế dùng banner nhiều text, mầu sắc tối, hình ảnh nhòe. Hãy thiết kế banner bắt mắt, đẹp để tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Và một điều chú ý là banner của bạn cần có nút kêu gọi hành động và logo thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của bạn nhé.

+ Chú ý đến trải nghiệm trên trang Landing page khi khách truy cập từ quảng cáo đến website

Trang đích quảng cáo là trang khách hàng sẽ đến và có những trải nghiệm đầu tiên. Do vậy bạn cần thiết kế điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ ở vị trí đầu tiên để khách hàng dễ theo dõi.

Trang đích cũng cần chú ý đến tốc độ tải trang, trang được tải nhanh, khách hàng sẽ có những trải nghiệm thích thú mà không vội từ bỏ đi

Hình ảnh trên trang đẹp mắt, có những điều hướng nội dung phù hơp, xuất hiện những khu vực hiển thị form tư vấn, form đặt mua, nút kêu gọi hành động để khách hàng có dễ dàng để lại thông tin, tăng chuyển đổi.

+ Tạo nhiều nhóm quảng cáo để testing

Hãy chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp Target. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được ra một tệp ưng ý nhất để đổ dồn tiền vào kéo lại doanh thu.

Cần tránh những gì khi tạo quảng cáo Google GDN

+ Tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads: Tránh tình trạng ngân sách sẽ chỉ tập trung cho Ads search, khiến các quảng cáo GDN không có hiệu quả và ngược lại.

+ Không nên xếp quá nhiều lựa chọn trong một chiến dịch quảng cáo Google GDN: Thay vì xếp quá nhiều lựa chọn mục tiêu trong một nhóm quảng cáo, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu và thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất

+ Không quảng cáo Google Display Network trên mobile app game: Đối tượng tập trung cho Mobile game ở lứa tuổi thanh niên và vị thành niên là chủ yếu. Vì vậy việc đặt quảng cáo trên các ứng dụng mobile game sẽ không mang lại hiệu quả mà còn tốn ngân sách.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quảng cáo Google GDN. Đến đây, ViteeX tin rằng đã giúp bạn phần nào hiểu được Google GDN là gì và các bước tạo chiến dịch. Nếu bạn còn thấy khó khăn và cần thêm những tư vấn chuyên sâu trong việc tạo và vận hành chiến dịch Google GDN. Bạn hãy cho ViteeX biết. Chúng tôi sẽ giúp bạn triển khai chiến dịch Google GDN hiệu quả, mang lại kết quả kinh doanh tốt cho bạn. Hãy liên hệ với ViteeX nhé!

Blog